Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể có sức khoẻ tốt, nâng cao sức đề kháng, khôi phục sức khoẻ sau bệnh tật. Đặc biệt với ngừơ...
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể có sức khoẻ tốt, nâng cao sức đề kháng, khôi phục sức khoẻ sau bệnh tật. Đặc biệt với ngừơi bệnh sau điều trị COVID-19, dinh dưỡng lại càng quan trọng hơn .
Người bệnh sau điều trị COVID-19 dễ bị suy dinh dưỡng
Mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp chính xác là những gì mà người bệnh đã trải qua . Vì vậy, sau thời gian điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Suy dinh dưỡng làm mất các khối cơ và suy giảm chức năng miễn dịch,ảnh hưởng tới sức đề kháng, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.Dinh dưỡng cho người sau điều trị COVID-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cải thiện các chức năng cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe
Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu; Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn.
Năng lượng trong khẩu phần sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm trong chế độ ăn thuộc 3 nhóm: Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ); Nhóm thực phẩm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại); nhóm thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu); Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất (các nhóm rau củ quả có màu:xanh , màu đỏ ,màu cam ,màu trắng,màu tím )
Hình ảnh: chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe sau điều tri
Thông thường, chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ dinh dưỡng đa lượng giúp sản sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%. Ví dụ một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2000 kcal/ngày thì sẽ cần được cung cấp 300 kcal từ 75g chất đạm, 400 kcal từ 45g chất béo và 1100 kcal từ 275g chất bột đường..
Nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau của quả đa dạng màu sắc ) cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ , giúp cơ thể phát triển khỏa mạnh, tăng cường sức đề kháng , chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi.Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau và quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng, cung cấp chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt nhóm rau củ màu tím giúp hỗ trợ trí não tốt nhất. Bên cạnh đó rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Ăn ít rau và trái cây được cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số trường hợp tử vong trên thế giới. Ăn ít rau và trái cây còn được ước tính là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ. Số liệu từ các cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc trong giai đoạn 1989 – 2010 của Viện Dinh dưỡng cho thấy: mức tiêu thụ rau và trái cây trung bình là khoảng 250g/người/ngày (đạt 62,5% nhu cầu khuyến nghị), trong đó chỉ có mức tiêu thụ quả chín tăng từ 2,2g/người/ngày lên 60,9g/người/ngày, trong khi mức tiêu thụ rau các loại không tăng và chỉ đạt 190g/người/ngày vào năm 2010. Điều tra năm 2009-2010 cho thấy có 80,4% số người trưởng thành ăn ít rau quả. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ăn ít nhất 400gam rau, quả mỗi ngày, có tác dụng phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.Mặt khác ,người bệnh nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời tắng cường bổ sung viên đa vitamin- khoáng chất hỗ trợ chống oxy hóa tăng cường sức đề kháng và chủ động phòng vệ có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh như vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,…có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng và để tránh nhiễm trở lại.
Người mắc bệnh COVID-19, thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết.
COMMENTS