Từ n gày 7/1, Bộ Y tế sửa đổi mẫu giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19, nội dung ghi rõ 7 mũi bao gồm mũi tiêm cơ bản, mũi tiêm nhắc lại...
Từ ngày 7/1, Bộ Y tế sửa đổi mẫu giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19, nội dung ghi rõ 7 mũi bao gồm mũi tiêm cơ bản, mũi tiêm nhắc lại và mũi tiêm bổ sung.
Tổng cộng, tùy loại vaccine được tiêm (loại liệu trình 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi và cần tiêm bổ sung), một người có thể cần 7 mũi tiêm. Tuy nhiên, hiện nay liều nhắc lại được Bộ Y tế cho phép tiêm một mũi, chưa có hướng dẫn tiêm nhắc mũi 2, 3.
-Liều cơ bản là vaccine tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Việt Nam đang tiêm chủ yếu là các loại vaccine liệu trình hai liều (thường gọi là mũi một, mũi hai), như vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik..., mỗi liều tiêm cách nhau 3-6 tuần tùy loại. Vaccine của Johnson & Johnson liệu trình chỉ một mũi duy nhất; còn vaccine của Cuba liệu trình 3 mũi tiêm.
-Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.
-Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Nhóm chuyên gia Cố vấn Chiến lược (SAGE) thuộc WHO khuyến cáo người suy giảm miễn dịch cần được tiêm vaccine Covid-19 tăng cường, do nhóm người này ít có khả năng đáp ứng đầy đủ với vaccine nếu chỉ tiêm theo liều tiêu chuẩn và có nguy cơ trở thành ca bệnh nặng khá cao.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?
Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:
Người cao tuổi
Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.
- Thời gian giữa các mũi tiêm
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.
Bộ Y tế hôm 17/12 cho phép tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc. Khoảng cách tiêm liều nhắc lại xuống còn 3 tháng, thay vì 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi hai) như trước đây. Liều bổ sung tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh .
Dinh dưỡng trước khi tiêm vaccine COVID-19
Cần ăn đầy đủ trước khi tiêm ,lưu ý cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các loại thực phẩm.Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối là cần thiết. Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây, các lợi khuẩn đường ruột. Thêm nữa, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, B2, B6, B12, folic acid và các khoáng chất như sắt, selenium, kẽm. Nên tránh các loại thực phẩm chứa béo bão hòa hay thức ăn chiên, xào… gây khó tiêu. Các loại cá, đặc biệt là cá béo (cá thu, cá ngừ, cá trích…): Những thực phẩm này giàu omega 3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm.
Thịt gà: Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein và có thể được tiêu thụ từ 2 - 3 lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.
Trứng: Chứa nhiều dưỡng chất, là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Nhóm các vitamin:
- Vitamin A có nhiều trong gấc, xoài, rau dền, rau ngót, gan động vật…
- Vitamin nhóm B có nhiều trong tim, gan, các loại đậu, mầm lúa mì, ngũ cốc…
- Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, quýt, bưởi, rau mồng tơi, rau ngót, rau đay, rau dền…
- Vitamin D có trong trứng, sữa, cá, gan cá, hải sản…
- Vitamin E có trong lạc, vừng, đậu tương, giá đỗ, các loại rau lá xanh đậm, dầu ooliu, dầu hướng dương…
Nhóm các khoáng chất:
- Sắt có trong nấm hương, mộc nhĩ, bầu dục lợn, cua đồng, đậu tương, rau dền đỏ…
- Kẽm có trong hàu, ngao, tôm, sò, cá, trứng, thịt, sữa…
Ngoài ra, có thể bổ sung vi chất qua các loại thực phẩm được tăng cường bổ sung khoáng chất.
Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc theo nhu cầu của từng độ tuổi (trẻ > 12 tuổi: 7 - 11 tiếng/ngày). Tránh các vận động mạnh, tuy nhiên có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ khoảng 15-20 phút/ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu.
Nên uống nước thường xuyên hơn
Sau khi tiêm vaccine, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết. Uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt hơn để cung cấp đủ ôxy cho các tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Lượng nước trung bình nên cung cấp cho cơ thể khoảng 2 - 3 lít/ngày. Trong đó, 20% nước đến từ thức ăn và 80% còn lại được bổ sung qua đường uống.
Nước lọc là thành phần quan trọng không thể thiếu. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra có thể uống nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối...
Khi uống nước nên uống từ từ, càng chậm càng tốt và chia nhỏ lượng nước cần uống sẽ giúp giảm cơn khát tốt hơn.
Bạn quan tâm đến giải pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên bằng dinh dưỡng bổ sung hãy nhắn tin qua Zalo cho Chúng tôi hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết này. Bạn sẽ nhận được hỗ trợ ngay.
Zalo/hotline:0933220578
Email:nguyenhanh29021988@gmail.com
COMMENTS